Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, người dân chỉ được phép điều khiển phương tiện phù hợp với hạng bằng lái xe của mình. Chính vì vậy mà nhiều tài xế có nhu cầu nâng bằng C lên D để được phép điều khiển xe ô tô có từ 10 – 30 chỗ ngồi. Nếu bạn còn thắc mắc về điều kiện, thủ tục, quy trình cũng như chi phí nâng bằng C lên D thì hãy cùng Thái Việt tìm hiểu ngay qua bài viết này!
1. Có bằng D thì được phép lái xe gì?
Theo quy định của pháp luật tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định các loại phương tiện mà bằng D được phép điều khiển như sau:
- Xe ô tô chở người có từ 10 – 30 ghế ngồi, đã đao bồm ghế tài xế.
- Xe ô tô chở người có đến 9 chỗ ngồi, đã bao gồm ghế tài xế.
- Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng có tải trọng nhỏ hơn 3.500 kg.
- Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có tải trọng từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng nhỏ hơn 3.500 kg.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có tải trọng từ 3.500 kg trở lên
Theo như thông tin trên, người sở hữu bằng lái xe hạng D có thể điều khiển rất nhiều loại phương tiện giao thông hạng nặng, dễ xảy ra sự cố trên đường nếu không nắm vững kiến thức cũng như chưa có cơ hội thực hành lái xe thực tế đủ nhiều. Chính vì vậy, người lái xe không thể trực tiếp thi lấy giấy phép lái xe hạng D được mà phải tiến hành thi nâng bằng B2 lên D hoặc nâng bằng C lên D.
Người sở hữu bằng lái xe hạng D có thể điều khiển xe ô tô 30 chỗ ngồi
2. Điều kiện để nâng hạng C lên D
Đối chiếu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và thông tin bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, tài xế cần đạt đủ các điều kiện sau để được phép nâng bằng C lên D:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp, người nước ngoài đang học tập, làm việc tại Việt Nam.
- Người dự thi phải đủ 24 tuổi tính đến ngày thi sát hạch.
- Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên, có sức khỏe tốt.
- Người dự thi phải có từ 3 năm hành nghề trở lên, đồng thời có quãng đường lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.
- Thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày tài xế chấp hành xong các xử phạt về vi phạm hành chính hay tước quyền sử dụng giấy phép lái xe .
Một lưu ý cho tài xế là giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Sau khoản thời gian này, người điều khiển xe cần phải tiến hành thi sát hạch lại để tiếp tục nâng bằng C lên D. Nếu quá hạn dưới 1 năm, tài xế chỉ cần vượt qua phần thi lý thuyết để được cấp lại bằng. Nếu thời gian quá hạn trên 1 năm, tài xế sẽ phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Bài Viết Mới